bannertrencung

Blue Grey Red
Hướng tới 45 năm kỷ niệm ngày thành lập trường THPT Hoàng Diệu 1978-2023

Đề tham khảo KTHK I

ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2017- 2018

Môn: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Trong những tình huống khó khăn nhất, đòi hỏi nhà báo phải trung thực, bản lĩnh, có những kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Đặc thù nghề nghiệp của nhà báo là tác nghiệp độc lập và là người chịu trách nhiệm cao nhất với tác phẩm báo chí của mình, vì thế đòi hỏi phải có vốn sống và những phẩm chất cần thiết để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá sự việc, hiện tượng. Những phẩm chất ấy được Cố Nhà báo Hữu Thọ đúc kết là: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Người làm báo thấm nhuần được những phẩm chất ấy mới đảm bảo tính chân thực, khách quan trong mỗi báo chí. Chân thực, khách quan, cũng là đặc trưng, đặc điểm yêu cầu tồn tại của báo chí và là nguyên tắc đầu tiên để báo chí thực hiện vai trò quản lí xã hội thông qua hoạt động phản biện và giám sát xã hội. Hoạt động báo chí trong thời đại mới – thời đại công nghệ thông tin cũng chịu sự giám sát của xã hội, vì vậy những biểu hiện cẩu thả, ngụy tạo trong hoạt động báo chí đều bị công chúng phát hiện và “ném đá” thông qua mạng xã hội. Vụ thực nghiệm cá nước ngọt chết trong chậu nước mặn của Truyền hình VTC, vụ dùng chổi quét rau của “Chuyển động 24h”, hoặc non nớt trong việc chọn vấn đề phản ánh của chương trình “60 phút mở” của VTV là những tai nạn nghề nghiệp và cũng là bài học xương máu cho người làm báo. Đối với những nghề nghiệp khác, trước mỗi sai sót có thể ảnh hưởng một phạm vi nhỏ nào đó và dễ dàng vứt bỏ sản phẩm bị lỗi hoặc sửa chữa, nhưng đối với báo chí, mỗi thật, giả, đúng, sai đều tác động đến cả cộng đồng và đánh mất niềm tin, thậm chí là danh dự của người làm báo. Vậy nên, nếu ai đó  nghĩ “nghề báo sướng thật” thì chưa thật sự hiểu và đồng cảm. Có lẽ chỉ những người trong nghề mới thấy hết nỗi vất vả, gian truân, nhọc nhằn, nghiệt ngã của nghề báo.

                                       (Trích Làm báo mực mài nước mắt - Lê Khắc Hoan)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả Lê Khắc Hoan nhà báo cần phải có những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Những dẫn chứng tác giả sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/ chị sẽ bác bỏ như thế nào nếu ai đó nghĩ “nghề báo sướng thật”? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 đim)

Câu 1 (2.0 điểm)

          Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh ( chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ  đối với lời đúc kết về phẩm chất nhà báo của Cố Nhà báo Hữu Thọ: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

Câu 2 (5.0 điểm)

      Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng chứ không phải là cái buồn đau bi lụy. Phân tích đoạn thơ sau để chứng minh nhận định trên:

                                          

                                          Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                          Quân xanh màu lá dữ oai hùm

                                          Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

                                                       *    *      *

                                        Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                                        Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                                        Áo bào thay chiếu anh về đất

                                        Sông Mã gầm lên khúc độc hành

                                                (Trích Tây Tiến - Quang Dũng)

------------------Hết-----------------

   HƯỚNG DẪN CHẤM   

 

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0.5

2

Theo tác giả Lê Khắc Hoan nhà báo cần phải có những phẩm chất: trung thực, bản lĩnh, có những kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm

0.5

3

Ý nghĩa của những dẫn chứng:

- Chứng minh cụ thể những vụ “ném đá” của dân cư mạng

- Nhấn mạnh hơn tác hại khôn lường của những biểu hiện cẩu thả, ngụy tạo trong hoạt động báo chí.

1.0

4

Bác bỏ:

- Nghề báo sướng thật” là suy nghĩ lệch lạc

- Vì:

+ Nghề báo chịu sự giám sát của xã hội, mà đây là lực lượng không nhỏ

+ Những sai sót của nghề báo ảnh hưởng đến cả cộng đồng và những sai sót đó khó sửa chữa, vứt bỏ.

1.0

II

LÀM VĂN

7.0

1

Trình bày suy nghĩ  về lời đúc kết phẩm chất nhà báo của Cố Nhà báo Hữu Thọ: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức  đoạn văn nghị luận

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phẩm chất của nhà báo: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

0.25

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ lời đúc kết phẩm chất của nhà báo. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” là cách nhìn –nhìn đúng, nhạy bén; cách làm - tâm huyết, trong sáng; cách viết - sắc sảo, kiên định của nhà báo

- Khi nhà báo có “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” thì:

+ Phản ánh sự việc chân thực, khách quan, kịp thời

+ Nhà báo sẽ đứng vững trước nhiều thế lực mạnh mẽ, không bị cám dỗ bởi vật chất, địa vị…

+ Nghệ thuật viết văn hấp dẫn, điêu luyện, quan điểm, thái độ rõ rang.

- Phê phán những nhà báo đưa tin tùy tiện, cẩu thả vì đồng tiền, danh vị mà bẻ cong ngòi bút

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

2

Chững minh một nhận định

5.0

 

  1. a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

 

  1. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luân. Đoạn thơ bi tráng chứ không bi lụy

0.25

 

  1. c.Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

0.5

* Làm sang tỏ ý kiến:

Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

1/ Về nội dung:

a. Giải thích ý kiến

- Bi tráng mà không bi lụy: Có đau thương mất mát nhưng con người không gục ngã trước hoàn cảnh khó khăn. Trái lại họ vẫn can trường dũng cảm chiến đấu với lí tưởng cao đẹp, hào hùng

- Ý kiến đã khẳng định, ngợi ca tinh thần chiến đấu kiên trung bất khuất của người lính Tây Tiến. Mặc dù họ đối diện với biết bao khó khăn, thiếu thốn, thậm chí là cái chết.

b. Biểu hiện: Bi tráng mà không bi lụy

- Bi: Phảng phất nét buồn đau

  + Khó khăn, thiếu thốn, sốt rét hoành hành dữ dội nên người lính bị tóc rụng, da xanh. Cái chết là nỗi mất mát, nỗi đau lớn nhất.

  + Nét buồn đau thoáng qua (phảng phất). Bởi vừa chạm đến cái bi thì cái hùng đã tiếp sức.

- Tráng, không lụy:

  + Người lính có ốm nhưng không yếu. Họ vẫn oai phong, dũng mãnh như chúa tể rừng xanh “dữ oai hùm”

  + Tâm hồn lính trẻ lạc quan yêu đời và giàu mộng mơ

  + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp “chẳng tiếc đời xanh”

  + Tiếng gầm sông Mã kết tụ nỗi đau mà cũng rất trầm hùng

2. Nghệ thuật: Từ Hán-Việt, so sánh, lí tưởng hóa…

3. Đánh giá chung:

- Đoạn thơ có bi mà không lụy mà là bi tráng bi hùng. Bởi người lính Tây Tiến có tình yêu nước sâu sắc, có lí tưởng sống cao đẹp.

- Nét phẩm chất cao đẹp của lính Tây Tiến cũng là nét đẹp của người lính thời chống Pháp, của dân tộc Việt nam

- Quang Dũng đã tái hiện lại không khí hào hùng và góp vào kho tang văn học Việt Nam nét đẹp bất hủ một thời.

3.5

2,0

1,0

0,5

d/Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e/Sáng tạo

  Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

 

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM                   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1

TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU           MÔN: NGỮ VĂN

TỔ: NGỮ VĂN                                       THỜI GIAN: 90 PHÚT

                                                               (Không kể thời gian phát đề)

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

[…] Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

              (Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo báo Tuổi trẻ, ngày 10/5/2015)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải cho con cái?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Đã là con người thì phải lao động. Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực tự chịu trách nhiệm của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

 Cảm nhận của anh (chị) về  đoạn thơ sau:

          Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

          Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

          Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

          Mường Lát hoa về trong đêm hơi

          Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

          Heo hút cồn mây súng ngửi trời

          Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

          Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

          Anh bạn dãi dầu không bước nữa

          Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

          Chiều chiều oai linh thác gầm thét

          Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

          Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

          Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

                      (Trích Tây TiếnQuang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,

              NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr. 88)

         

                                        ------------------Hết-----------------      


HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

 I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Các phương thức biểu đạt :

- Nghị luận

- Tự sư

 

0.25

0.25

2

Những người cha tỉ phú như Ya Pang-Lin, Bill Gates...không muốn để lại nhiều của cải cho con cái vì họ có quan niệm rằng:

     - Nếu con cái họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm tiền. Nếu chúng kém cỏi thì của cải có sẵn chỉ làm hại thêm.

     -Đã là con người thì ai cũng phải kiếm sống để không chỉ phục vụ chính bản thân mình mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

 

 

 

0.25

 

0.25

3

- Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình: tự chịu trách nhiệm về hành động, suy nghĩ, nhân cách của mình...

-Năng lực để tự chịu trách nhiệm bao gồm: tri thức (sự hiểu biết về thế giới xung quanh); nghị lực sống, quan niệm sống đúng đắn....

0.5

 

0.5

4

- Quan điểm đồng tình

-Vì: Lao động là trách nhiệm của mọi người, không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn phát triển tiềm năng của mỗi người, thúc đẩy xã hội phát triển.

(Lưu ý: Nếu HS có cách lý giải khác nhưng hợp lý, chân thật, lành mạnh và hướng thiện thì vẫn cho điểm tối đa)

 

0.25

0.75

II

LÀM VĂN

7.0

1

Trình bày suy nghĩ về  vai trò, ý nghĩa của ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực tự chịu trách nhiệm của con người trong cuộc sống.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vai trò, ý nghĩa của ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực tự chịu trách nhiệm của con người trong cuộc sống.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của lòng cao thượng. Có thể theo hướng sau:

    - Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực tự chịu trách nhiệm của con người giúp con người có nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc sống, biết tự trọng cá nhân và tôn trọng người khác; luôn đòi hỏi chính mình nỗ lực vươn lên để sáng tạo và cống hiến.

- Nhờ có ý thức và năng lực chịu trách nhiệm của bản thân giúp con người không phải sống nhờ vào người khác, phụ thuộc vào người khác.

  

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

2

Cảm nhận đoạn thơ

5.0

 

  1. a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu đ ược vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

 

  1. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận đoạn thơ

0.5

 

  1. c.Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

 

 Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

0.5

Cảm nhận  đoạn thơ

    Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về nội dung

   + Đoạn thơ thấm đẫm tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình đối với đoàn quân Tây Tiến và núi rừng miền Tây Bắc.

   + Thiên nhiên  miền Tây dữ dội, hùng vĩ mà thơ mộng.

   + Hình ảnh người lính Tây Tiến: can trường, dũng cảm, dám chấp nhận mọi thử thách hy sinh nhưng cũng rất hào hoa, lãng mạn.

- Về nghệ thuật

   + Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

   + Ngôn ngữ sáng tạo, giàu chất tạo hình.

   + Kết hợp chất nhạc, chất họa.

- Đánh giá chung:

    + Đoạn thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, mĩ lệ.

       + Bài thơ để lại dấu ấn đẹp đẽ về đề tài thơ ca kháng chiến chống Pháp, thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng.

    3.0

1.5

1.0

0.5

  1. d.Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

   0.25

  1. e.Sáng tạo

  Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

            TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018

  Môn: NGỮ VĂN 12

                                           Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

 

I. Đọc - hiểu (3 điểm).

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mỗi người đều leo lên những nấc thang của đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ươc gần: một hai bậc, rồi sau đó một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về ước mơ ban đầu. Cũng có những người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và đầy tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”.

“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”.

                         (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội Nhà văn, 2013, trang 98-99)

 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.(0,5 điểm)

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích?(0,5 điểm)

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng : “ Thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn” (1 điểm)

Câu 4. Theo các bạn, tác giả muốn khuyên ta điều gì khi cho rằng: “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”?(1 điểm).

II. Phần Làm văn (7 điểm)

1. Câu 1 (2 điểm).

 Từ đoạn trích ở phần đọc - hiểu ,viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về ước mơ của bạn và cách thức thực hiện ước mơ đó.

2. Câu 2 (5 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài  “Sóng” của Xuân Quỳnh:

 

    … “Con sóng dưới lòng sâu

                             Con sóng trên mặt nước

                             Ôi con sóng nhớ bờ

                             Ngày đêm không ngủ được

                             Lòng em nhớ đến anh

                             Cả trong mơ còn thức

 

                             Dẫu xuôi về phương bắc

                             Dẫu ngược về phương nam

                             Nơi nào em cũng nghĩ

                             Hướng về anh một phương”…

                     (SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

 

………………………….Hết…………………

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

            TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018

   Môn: NGỮ VĂN 12

                                           Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

 

I.Phần đọc - hiểu (3 điểm).

 

Câu

Nội Dung

Điểm

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5

2

Phép điệp: “ Có người…”

0,5

3

Sở dĩ tác giả cho rằng “ Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn” là vì:

-         Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩ nên “ chẳng đưa ta đến đâu cả”.

-         Khi hành động quan trọng là cách thức để đạt được ước mơ:

+  Nếu cách thức đúng đắn, nhân văn thì sẽ khẳng định được giá trị của bản thân, sẽ có cuộc đời tốt đẹp.

+ Nếu cách thức mưu mô, vụ lợi  thì sẽ đánh mất giá trị bản thân, trở thành những phần tử xấu xa của xã hội.

1

4

Khi cho rằng “ Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”, tác giả muốn khuyên chúng ta rằng :

-         Mỗi nghề đều có một vị trí và ý nghĩa trong xã hội. Đừng ai mặc cảm, tự ti về nghề mình đã chọn.

-         Phải tâm huyết với nghề, nỗ lực để đạt thành quả cao nhất, để vươn đến đỉnh cao của nghề.

1

 

II.Làm văn (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Viết đoạn văn

2, 0

 

  1. a.Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận.

0,25

 

  1. b.Xác định đúng vấn đề cần viết đoạn văn nghị luận .

0,25

 

Triển khai nội dung hợp lí, đảm bảo các ý sau:

-         Giải thích: ước mơ là gì và từ đó xác định ước mơ của bản thân.

-         Bàn luận:

+ Mục đích, ý nghĩa của ước mơ.

+ Cách thức thực hiện ước mơ theo hướng tích cực.

+ Kêu gọi các bạn trẻ thực hiện ước mơ của chính mình.

1,0

 

  1. c.Sáng tạo trong cách lập luận, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc

0,25

 

  1. d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

2

Phân tích một đoạn trích trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

5

 

  1. a.a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ cấu trúc: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài cần giới thiệu vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích một đoạn trích trong tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh

0,5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3,0

 

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

* Phân tích

-  Sáu câu thơ đầu:

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian lẫn thời gian: lòng sâu - mặt nướcngày - đêm.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (Cả trong mơ còn thức).

+ Cách nói có cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (Ngày đêm không ngủ được).

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).

-         - Bốn câu thơ tiếp theo:

+ Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh một phương.

+ Trong cái nền mênh mông của trời đất, đã có phương bắc, phương nam thì cũng có phương anh. Đây chính là phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

- Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của cả đoạn thơ:

+ Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp nhàng của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.

+ Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lân), dưới lòng sâu - trên mặt nướcdẫu xuôi - dẫu ngược.

- Kết luận:

+ Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.

+ Từ đoạn thơ, có thể nói tới tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ những vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp (sự thủy chung, gắn bó).

 

 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận, văn viết có cảm xúc…

0,5

 

  1. e.Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

truonghocketnoi

Video clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Video: Lễ kỷ niêm 35 năm THPT Hoàng Diệu Điện Bàn

Liên kết website

Ảnh ngẫu nhiên từ thư viên

Tài nguyên điện tử

tailieuchuyenmon tailieuphucvuhoctap dethikiemtra giaoandientu phanmem tainguyenkhac

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 2
  • Nội dung : 385
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 1281106
Hiện có 12 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU

Địa chỉ: Xã Điện Thọ, Thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 02353.741.741. Email: lengochunghd@gmail.com

Powered by TAVICO - Sản xuất phần mềm, thiết kế website hàng đầu